Chuyên gia lĩnh vực dạy nghề của Việt nam

Chào mừng Bạn đến với Website của chúng tôi

Hotline:0961 116 783

logo

274 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Email:

xuangiao66@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0961 116 783
Vietnam English
Chuyên gia lĩnh vực dạy nghề của Việt nam
12/06/2024 09:32 PM 17 Lượt xem

    Không chỉ cung cấp thiết bị hiện đại với chi phí hợp lý cho các trường nghề, ông còn mong muốn xây dựng đội ngũ giáo viên có kỹ năng nghề

     
     
     
    Mới đây, khi đến Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè TPHCM tham quan mô hình đào tạo, ngoài những thiết bị dạy nghề cho ngành điện và điện tử khá hiện đại, chúng tôi còn thấy nhiều sinh viên đang thực hành trên mô hình điều khiển lập trình PLC.
     
    Mới nhìn, mọi người tưởng đây là dòng sản phẩm của hãng Festo (Anh Quốc) nhưng khi xem kỹ mới thấy sản phẩm hoàn toàn Việt Nam. Một cán bộ phụ trách thiết bị của trung tâm cho biết: “Đây là sản phẩm của Công ty Toàn Á. Tác giả của những thiết bị này là thầy Tô Xuân Giáp, một chuyên gia làm thiết bị dạy nghề hiện nay”. 
     
    Ấp ủ ước mơ
     
    Trung tâm Phương tiện Dạy học Văn Lang thuộc Công ty Toàn Á tọa lạc tại quận 4- TPHCM có rất nhiều kỹ sư đang miệt mài làm việc để cho ra lò những thiết bị dạy nghề mới.
     
    Giới thiệu với tôi về mô hình ampli, bộ thí nghiệm kỹ thuật số cải tiến..., ông Tô Xuân Giáp, giám đốc trung tâm, giải thích: “Đây là những thiết bị phục vụ việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những thiết bị này vừa giúp thanh niên dễ dàng tiếp cận với công nghệ mà chi phí không cao so với thiết bị ngoại nhập”.
     
    Tốt nghiệp ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông được tham dự khóa đào tạo giáo viên dạy nghề cho các trường trung cấp kỹ thuật đầu tiên ở Việt Nam. Với những kiến thức được đào tạo, ông tham gia vào lĩnh vực dạy nghề với tư cách giảng viên các bộ môn kỹ thuật.
     
     
    img
    Ông Tô Xuân Giáp (đứng) đang kiểm tra thiết bị dạy nghề do ông sản xuất

     
    Ông tâm sự: “Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy ngoài chương trình, giáo viên thì thiết bị không thể thiếu để giúp học viên có tay nghề vững. Chính vì thế, khi chuyển về Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) tôi càng ấp ủ ý định thiết kế những thiết bị phục vụ cho việc dạy nghề”.
     
    Năm 1987, ông về làm phó giám đốc Trung tâm Phương tiện Kỹ thuật dạy nghề - một dự án nằm trong chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc - đóng tại TPHCM.
     
    “Thời gian làm việc tại đây, tôi có dịp tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài; được tham quan những nơi sản xuất thiết bị hiện đại nên tôi học hỏi được rất nhiều. Có dịp ra nước ngoài, tôi càng nhận thấy việc thực hành rất được chú trọng đối với sinh viên trong quá trình học nghề”.
     
    Thiết bị dạy nghề Việt Nam
     
    Năm 1997, Trung tâm Phương tiện dạy học Văn Lang ra đời. Những sản phẩm chủ lực lúc bấy giờ như: máy thực tập hàn, động cơ cắt bổ; các loại thiết bị sửa chữa ô tô, sửa xe gắn máy, điện, điện tử... ra đời đáp ứng thiết bị cho các trường. Đặc biệt, những thiết bị hiện đại như máy CNC, máy tiện vạn năng, máy bào cơ, máy bào thủy lực và hàng trăm mẫu mã khác cho tất cả các ngành nghề cũng được ông dày công nghiên cứu.
     

    Hiện đội ngũ giáo viên dạy nghề còn yếu về kỹ năng. Tôi mong muốn các trường cần chú ý đào tạo thêm kỹ năng cho đội ngũ này và đừng quá chú trọng vào những thiết bị ngoại nhập đắt tiền. Cũng với số tiền đó nhưng chúng ta mua được nhiều thiết bị, tạo điều kiện cho nhiều học viên thực hành thì việc dạy nghề sẽ hiệu quả hơn.

    Ông Tô Xuân Giáp

    Đáng nói là sản phẩm của ông giá chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm nước ngoài. Nhiều trường, trung tâm dạy nghề như Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, Trung tâm Dạy nghề Bến Lức (Long An), Trung tâm Dạy nghề quận 2, Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè... luôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm của ông trong quá trình đào tạo. Từ những sản phẩm ban đầu, đến nay, trung tâm đã có hàng trăm mẫu với những thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu cho các trường dạy nghề toàn quốc.
     
    Đào tạo nhân lực trẻ
     
    Công ty của ông cũng là nơi để các kỹ sư trẻ đến học hỏi kinh nghiệm. Anh Phạm Duy Hiếu, tốt nghiệp ĐH Bách khoa ngành điện - điện tử, trước đây từng làm kỹ thuật viên cho công ty cáp quang, qua sự giới thiệu của bạn bè, anh đến đây làm việc. Anh cho biết: “Bảy năm qua nhưng tôi không hề có ý định rời bỏ công ty. Bởi nơi này đã giúp tôi phát triển tay nghề cũng như nâng cao kiến thức thường xuyên”.
     
    Ngoài anh Hiếu, anh Đinh Kim Nghĩa, sinh viên Trường Saint Petersburg (Nga), cũng về đây thực tập. Hiện anh đang phụ trách viết chương trình vi xử lý cho hệ thống giao tiếp máy tính. Anh Nghĩa cho biết: “Tuy chỉ mới làm việc 4 tháng nhưng tôi đã học hỏi được nhiều điều từ công việc thực tế. Những kiến thức này giúp tôi rất nhiều trong việc tiếp tục vào cao học trong tương lai”.
    Zalo
    Hotline